Bí quyết đơn giản khi trồng hoa hồng trên chậu mà cây vẫn phát triển khỏe mạnh

BÍ QUYẾT CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG CHẬM PHÁT TRIỂN CHO CÂY HOA HỒNG TRỒNG CHẬU.

Trồng hoa hồng trong chậu khác gì so với trồng dưới nền đất? tại sao các cây hồng hạ thổ thường lại khỏe và phát triển tốt hơn cây trong chậu?
Dưới đất có nguồn nước ngầm (Những nơi có nhiều cỏ mọc thì nguồn nước ngầm càng nông – gần bề mặt). Bởi vậy,dù ko tưới thì đất tầng dưới vẫn đủ ẩm để nuôi dưỡng hệ vi sinh và cây. Ngoài ra, việc dịch chuyển dòng nước cả bề mặt và dưới ngầm cũng tạo ra sự dịch chuyển vi sinh khiến chúng cực kì đa dạng. Đây là sự khác biệt lớn.
Vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu công sức chăm bón cũng như chất lượng cây trồng. Mỗi một hệ vi sinh hoạt động, chúng biến các chất mùn, protein… trong đất thành các chất vô cơ – gọi chung là khoáng. Đất càng giàu và đa dạng vi sinh – càng tạo ra nhiều loại khoáng. Các chất này hòa tan trong nước, kèm oxi được hút qua mao mạch của cây. Với đất mà giàu có và đa dạng hệ vi sinh, thì chắc chắn cây trồng sẽ phát triển tốt, mầm mập mạp, lá mướt và chất lượng hoa cũng đẹp hơn.
Vậy nên, muốn cây khỏe, phát triển tốt thì nuôi hệ sinh vật, dưỡng hệ vi sinh là chìa khóa.
(Cây hồng leo Hải Phòng trồng dưới đất – bờ rào)

Nuôi hệ sinh vật và dưỡng hệ vi sinh bằng cách nào?

1. Giun – là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái
Giun đất ăn các mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật. Phân của chúng sẽ làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. Vậy nên, những vùng đất không tồn tại giun sẽ trở nên kém màu mỡ, chai cứng.
Ngoài ra việc giun thường xuyên di chuyển như vậy tạo thành những khe hở trong đất làm đất được tơi xốp, thoáng, giàu dưỡng khí, không bị ứ đọng nước, không khí trong đất được lưu thông. Như vậy rễ cây hô hấp dễ dàng, từ đó sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.
==> Tips: Lúc sang chậu cho cây nhơ mua phân trùn quế trộn vào đất, tỉ lệ 1/4 – 1/5. Nếu cây đang trong chậu có thể xới xung quanh gốc, bón trùn quế trộn vào đất, phủ lại.
phân trùn quế
Ảnh: phân trùn quế – chephamvisinh.vn
2. Bổ sung phân hữu cơ vi sinh
Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Công dụng của nhóm phân hữu cơ vi sinh này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh cũng như bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất.
3. Nấm đối kháng (ở đây mình nói đến Trichoderma)
Trồng hồng trong chậu mà không bổ sung thêm loại này thì quá ư là tiếc luôn. Bởi 3 công dụng chính của nó: Nó cộng sinh với rễ, kháng nhiều loại nấm và vi khuẩn gây thối rễ, phân giải các chất hữu cơ.
4. Lớp phủ bề mặt
Lớp phủ bề mặt ko chỉ giúp ẩm đất mà nó còn có tác dụng tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật trong đất, trong phân hoạt động tốt hơn. Với các loại phủ bề mặt như bã mía, lá khô, vỏ lạc khi hoai mục nó còn cung cấp thêm chất mùn, dinh dưỡng thêm cho cây.
Tips: Mùa nắng các bạn có thể trồng ít cỏ thấp như cây rau sam ở mặt chậu, giúp che nắng bớt cho gốc, hút nước thừa.
Hồng chùm son

Thông tin cần tư vấn:

Gian hàng Shopee: Kho phân thuốc hoa hồng

Hotline -zalo/facebook: 0366.136.283.

FacebookPhạm Thị Giang

YoutubeYêu Hoa Hồng

(Bài viết tham khảo tư liệu từ FB: Nguyệt Thu)

Gửi phản hồi

Contact Me on Zalo