Phòng trừ bệnh cho hoa hồng vào mùa xuân

Vào mùa xuân, khí hậu nồm, ẩm, mưa phùn là điều kiện lý tưởng cho cây cối đâm chồi nẩy lộc, nhưng cũng là thiên đường cho các loại sâu non, nấm bệnh phát triển.  Vậy, PHÒNG BỆNH CHO HOA HỒNG MÙA XUÂN ⛈ ra sao?
Mùa xuân có thể sẽ mưa rả rích liên tục 1 tuần, 10 ngày như thế này khiến hoa hồng rất dễ nhiễm các bệnh như đốm lá, thối rễ. phấn trắng, sương mai,… Vậy nên việc cần làm vào thời điểm này là quan sát vườn hồng hằng ngày, để xem tình hình nấm bệnh và kịp thời xử lý.
Vệ sinh vườn hồng, loại bỏ hết các lá vàng, bệnh…
Kiểm tra hệ thống thoát nước, giá thể có thoát nước tốt không.
Kê cao chậu, không để đáy chậu hồng ngập nước.
Cụ thể cách chăm sóc cho hoa hồng vào mùa xuân mời các bạn tham khảo:

Chăm sóc hoa hồng trong mùa xuân là một việc quan trọng để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ và nở hoa đẹp. Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc hoa hồng đúng chuẩn bạn cần nắm trước khi bắt tay vào thực hành cho vườn nhà:

Tưới nước đúng cách:

    • Đất trồng hoa hồng cần thường xuyên được giữ ẩm trong suốt thời gian sinh trưởng. Hãy tưới nước vào buổi sáng, nếu bận đi làm có thể tưới buổi chiều tối. Tưới đẫm nước nhé!
    • Đối với hoa hồng trồng tại nơi có khí hậu nóng, bạn nên tưới nước nhiều hơn so với nơi có khí hậu lạnh.
    • Tránh tưới nước vào buổi tối để cây không bị nấm bệnh. Cũng hạn chế làm ướt lá.
    • Phủ một lớp đất viên ở gốc cây để giảm văng đất khi tưới.

Bón phân đúng cách:

    • Hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và cân bằng độ pH.
    • Sử dụng các loại phân bón chậm như trùn quế (bón lót vào đất khi trồng ban đầu), lân, kali, đạm đầy đủ.
    • Bón phân trùn quế ở gốc tùy theo cây nhỏ hay lớn. Bổ sung phân chuối, trứng mỗi lần bón phân.
    • Bón thêm phân NPK sau 7 – 10 ngày để hoa hồng có màu đẹp và cánh dày.

Bấm ngọn cây và tỉa cây thường xuyên:

    • Bấm ngọn hoa hồng để không cho cây mọc lên cao và giúp dưỡng chất tập trung nuôi cây.
    • Bấm ngọn hoa hồng khi cây chuẩn bị ra hoa.
    • Cắt tỉa hoa hồng vào đầu mùa xuân và lưu ý bón phân trùn quế vào gốc trước khi cắt.
    • Cắt bỏ cành già, xấu và bấm ngọn xung quanh giúp cây ra nhiều hoa.

Phòng ngừa sâu bệnh và trị bệnh cho cây:

    • Chọn giống hoa hồng có khả năng kháng bệnh tốt: hồng cổ nhung, cổ đào, hồng Nhật, tường vi.
    • Đối phó với bệnh phấn trắng, cắt tỉa nụ, chồi hoặc lá bị nhiễm bệnh. Tưới nước baking soda và phun lên lá cây hồng 1 – 2 lần/tháng.
    • Đối phó với bệnh đốm đen, tưới hỗn hợp baking soda và dầu NEM.

Để phòng trừ bệnh đốm đen cần áp dụng các biện pháp: Tạo luồng không khí lưu thông xung quanh cây hoa và như vậy sẽ làm giảm độ ẩm, hạn chế sự lây nhiễm của bệnh; trồng hoa hồng tại các nơi có nhiều nắng; tỉa bớt cành lá, tưới nước dưới gốc hoa tránh tưới ướt lá, đặc biệt tránh tưới nước vào buổi chiều tối sẽ làm cây bị ẩm ướt trong suốt đêm tạo điều kiện thuận lợi cho bào tử nảy mầm và xâm nhiễm; tỉa bớt lá bệnh và thu dọn lá rụng trên đồng ruộng;

Tiêu diệt nguồn nấm trong đất bằng cách dùng dung dịch đồng sulfat 1 %, phun lên mặt đất, hoặc dùng mùn cưa, tro bếp phủ lên mặt đất (dầy khoảng 8 mm).

Thuốc hóa học

Có thể phun thuốc định kỳ một tuần một lần với các loại thuốc như Anvil, Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh.

Nhớ trồng hoa hồng đúng thời vụ là tốt nhất, thường vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu để cây nhanh bén rễ. Chúc bạn có một vườn hoa hồng thật xinh đẹp!

  • Đừng ngần ngại liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí.
  • Hotline -zalo/facebook: 0366.136.283.
  • FacebookPhạm Thị Giang

Gửi phản hồi

Contact Me on Zalo