Bí quyết chăm sóc hoa hồng chi tiết nhất cho người mới bắt đầu để có vườn hoa đẹp

Hôm nay, nhà vườn Yêu hoa hồng sẽ chia sẻ “Bí quyết chăm sóc hoa hồng chi tiết nhất cho người mới bắt đầu”. Khi nắm rõ những bí quyết chăm sóc hoa hồng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian chăm sóc, lại sở hữu những vườn hoa xanh tươi rực rỡ. Vậy bạn đã biết chăm sóc hoa hồng như thế nào chuẩn nhất chưa? Đó sẽ là những “thủ thuật” mà chỉ những người “chơi” hoa lâu năm mới biết. Nào, mời bạn cùng “bỏ túi” những bí kíp hữu ích do Yêu hoa hồng tổng hợp và chia sẻ nhé!

Những điều cần chuẩn bị kỹ trước khi trồng hoa hồng

Trước khi tìm hiểu những bí quyết chăm sóc hoa hồng, bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý trước khi trồng hoa như sau:

Chọn giống hoa hồng

Có rất nhiều giống hoa hồng khác nhau, tại Việt Nam có khoảng 100 loại hoa hồng với đủ kiểu dáng và màu sắc. Đối với những bạn mới bắt đầu trồng hoa hồng nên hiểu địa điểm trồng cây và chọn đúng loại giống thích hợp nhất. Có thể chiết, mua cây giâm hay ghép tại vườn hoa hồng. Hoa hồng sau khi mua về bạn cần tháo bầu và đặt trong chậu để đảm bảo tốc độ phát triển tốt nhất.

Với các bạn ở Thành phố, mua hồng trên chậu thì cần chọn độ to của chậu cho phù hợp với cây.

tìm

Trên hình là các bầu chiết tại vườn. Rễ ra đều và có màu nâu là trồng đẹp.

Đây là cỡ bầu phổ biến của hoa hồng mà các bạn nên chọn. Cây to, khoẻ, nhiều cành, nhiều hoa.

Chọn chậu hoặc vị trí trồng phù hợp

Nếu trồng hoa hồng trong chậu bạn nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với độ tuổi của cây. Đối với trồng cành giâm mới mọc rễ bạn nên chọn loại chậu nhỏ để đảm bảo cây thoát nước tốt.

  • Ưu tiên loại chậu có chân giúp cho đáy của chậu không bị sát với mặt đất dẫn tới cây bị hư thối.
  • Về vị trí trồng hoa hồng nên chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời như sân thượng, ban công hoặc vườn. Ánh sáng phù hợp là > 4h với hồng nội và >6h/ ngày với hồng ngoại.
  • Hoa hồng ưa nắng, vì vậy cần đảm bảo mỗi ngày hoa tiếp xúc với nắng khoảng 6 – 7 tiếng thì hoa đẹp nhất nhé các bạn.

Làm đất trồng hoa

Bí quyết chăm sóc hoa hồng cơ bản tiếp theo là bạn cũng cần lưu ý trong việc làm đất trồng hoa. Nên chọn loại đất tơi xốp, cần đảm bảo giữ ẩm và thoát nước tốt. Sau đó trộn đều các giá thể với nhau gồm phân trùn quế, trấu hun, đất sạch. Việc sử dụng phân trùn quế giúp hoa hồng cứng cây, bền màu, lá dày và ít sâu bệnh.

Xem thêm: Bệnh đen cành trên cây hồng:

Bí quyết chăm sóc hoa hồng khỏe, sai hoa

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu ít sâu bệnh, lá dày và hoa đẹp sẽ là cả một nghệ thuật đấy. Và nếu bạn đã từng thử qua nhiều phương pháp nhưng vẫn chưa mang lại kết quả ưng ý, mời bạn tham khảo tiếp một số bí quyết dưới đây:

Chế độ phân bón

Tùy theo từng thời điểm phát triển của hoa hồng mà bạn có thể lựa chọn phân bón sao cho phù hợp. Khi trồng hoa hồng đã ra rễ bạn có thể dùng phân bón lót để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

  • Ở giai đoạn cắt tỉa bạn nên dùng phân có độ đạm cao.
  • Đối với hoa hồng ở giai đoạn trưởng thành cần bón phân lân để kích thích rễ cây phát triển và ra nhiều nụ.
  • Khi hoa hồng bắt đầu đơm nụ cần bón phân có chứa kali để hoa nở to và đẹp. Tiến hành rải phân ở quanh gốc hoa hồng định kỳ nửa tháng và tươi phân 1 tuần/lần.

Tưới cây đủ và đúng

Đối với hoa hồng trồng trong chậu có khả năng giữ nước hạn chế hơn, do đó bạn nên thường xuyên tưới nước mỗi ngày. Nếu trồng hoa hồng trong chậu cần đảm bảo tưới nước 2 lần mỗi ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Nên tưới nước cho hoa khi thấy gốc khô và cần đảm bảo tưới đẫm phần gốc.

Phòng và trị sâu bệnh

Phòng và trị sâu bệnh cũng là một trong những bí quyết chăm sóc hoa hồng đúng cách mà bạn cần lưu ý. Nguyên nhân khiến hoa hồng bị sâu bệnh thường do thiếu ánh sáng, ẩm ướt hoặc do ngập úng khi mưa. Cùng tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách khắc phục dưới đây nhé:

  • Bệnh đốm đen: Dùng baking soda pha với nước cùng xà phòng để phun cho hoa hồng.
  • Bệnh phấn trắng: Rải vôi bột lên gốc hoa hồng hoặc phun baking soda để trừ bệnh.
  • Bệnh gỉ sắt: Ngưng tưới nước cho hoa hồng và có thể dùng baking soda hay vôi để khử trùng.
  • Rệp: Xịt nước hoặc dùng các chế phẩm hữu cơ hay thuốc bảo vệ thực vật để trừ bệnh cho hoa hồng.

Tham khảo: Cách bón phân nước cho hoa hồng

Cung cấp dưỡng chất cho cây

Nếu con người cần thực phẩm để duy trì hoạt động thì cây cối cũng thế. Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây là bước không thể bỏ qua. Nhưng đối với hoa hồng, một số loại phân bón cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cây mà bạn có thể sử dụng đó là:

  • Phân bón đậu nành: Giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh, nhanh ra chồi và cứng cáp. Việc dùng phân bón đậu nành còn giúp hoa hồng ra nhiều bông, màu đậm và lâu tàn.
  • Phân bón vi lượng: Bổ sung vi lượng cần thiết cho hoa hồng giúp phòng tránh được bệnh vàng lá gân xanh.
  • Bánh dầu neem: Để kích thích rễ, mầm lá hoa hồng phát triển và trị cuốn chiếu, sùng đất gây bệnh hại cây.
  • Phân bón hữu cơ 7 ngày: Được sử dụng khi hoa hồng lên cứng cáp nhưng ít hoa và ít nụ.

Lưu ý: khi mới mua cây về không được bón phân ngay. Vì cây chưa ổn định bộ rễ, nếu bón phân vào rễ bị sót, cây có thể ngộ độc phân mà chết. Nên trồng ổn định khoảng 25-30 ngày (hết 1 đợt hoa đầu) rồi bón.

+ Nên hòa phân vào nước theo tỷ lệ thích hợp rồi tưới cho cây, đảm bảo cây hấp thu phân tốt nhất.

Xin liên hệ ngay để được hưởng những ưu đãi lớn khi mua hàng:

Hotline -zalo: 0366.136.283/

DD: 0366.136.283.

FacebookPhạm Thị Giang

YoutubeYêu Hoa Hồng.

Gửi phản hồi

Contact Me on Zalo